Hoạt động của hội

Các cấp Hội Nông dân thành phố quan tâm chăm lo hội viên nông dân là người dân tộc

Lễ bàn giao “Mái ấm nông dân” cho gia đình ông Dương Dũng (ảnh thứ 5 trái qua), hội viên nông dân là người dân tộc Khmer, xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ.

Tính đến nay, Hội Nông dân thành phố Cần Thơ có 81.244 hội viên, trong đó có 2.072 hội viên là người dân tộc. Người dân tộc Khmer chiếm đông nhất là 1.669 hội viên, tập trung chủ yếu ở các quận, huyện: Ô Môn, Cờ Đỏ, Thới Lai và Vĩnh Thạnh.
Trong năm qua, tình hình kinh tế, đời sống của đồng bào dân tộc trên địa bàn thành phố nói chung, hội viên nông dân người dân tộc nói riêng có bước phát triển rõ nét về đời sống, vật chất, tinh thần. Về văn hóa, giáo dục, y tế được các ngành, các cấp quan tâm tổ chức thường xuyên, liên tục. Tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống đồng bào dân tộc thiểu số cũng được các cấp quan tâm tuyên truyền, vận động hội viên là người dân tộc từng bước thay đổi về suy nghĩ, hủ tục lạc hậu, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Công tác chăm lo bảo vệ sức khỏe, an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc có bước tiến bộ, chăm lo chu đáo, tận tình, sức khỏe người dân tộc thiểu số cải thiện, tuổi thọ ngày được nâng lên. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định, việc khiếu kiện đông người giảm nhiều so với các năm trước; chủ trương chính sách của Đảng – Nhà nước phù hợp với đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, từ đầu năm đến nay không xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp.
Ngay từ đầu năm, Hội Nông dân ký kết kế hoạch liên tịch với Ban Dân tộc thành phố thực hiện các hoạt động tuyên truyền, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên nông dân, đặc biệt hội viên nông dân là người dân tộc. Các cấp Hội tuyên truyền được 8.952 cuộc, có 189.000 lượt cán bộ, hội viên nông dân tham dự (trong đó có trên 5.670 lượt hội viên là người dân tộc tham dự). Ngoài ra, Hội còn đang tải trên trang thông tin điện tử và Bản tin Nông dân Cần Thơ và mạng xã hội Zalo nội bộ, trong đó đưa nội dung công tác dân tộc và chính sách ưu đãi đối với đồng bào bào dân tộc thiểu số, nhằm nâng cao ý thức cho đồng bào dân tộc thông hiểu và nghiêm túc chấp hành đường lối chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là chính sách dân tộc trong đời sống, văn hóa, xã hội tại địa phương.
Dịp Tết Quý Mão vừa qua, các cấp Hội vận động hỗ trợ được 2.763 phần quà, tổng trị giá 1 tỷ 325 triệu đồng (bình quân mỗi phần trên 450.000 đồng/phần/người); trong đó tặng cho đồng bào dân tộc thiểu số 19 phần quà, gồm lịch lốc, gạo và một số nhu yếu phẩm khác.
Các cấp Hội còn vận động xây dựng nhà “Mái ấm nông dân” cho cán bộ, hội viên có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Từ năm 2022 đến nay, các cấp Hội đã xây dựng và bàn giao 38 căn nhà “Mái ấm nông dân” với tổng trị giá gần 3,5 tỷ đồng, trong đó có 9 căn nhà (mỗi căn hỗ trợ 40 triệu đồng) là hội viên nông dân đồng bào dân tộc thiểu số như: hộ ông Phạm Văn Do (vợ là người dân tộc Khơmer), ở khu vực 11, phường Hưng Phú, quận Cái Răng; hộ bà Thạch Thị Thu Vân, ấp 4, xã Thới Hưng; hộ ông Thạch Ca người dân tộc là chi Hội trưởng nông dân ấp Thới Xuân, xã Thới Đông, huyện Cờ Đỏ; hộ ông Dương Minh Vũ, khu vực Bình Yên, phường Trường Lạc, quận Ô Môn; hộ Thạch Thị Same Nè, Thạch Thị Bảy, Thạch Út, Liêu Thành Mẫn, Thị trấn Thới Lai, huyện Thới Lai và hộ ông Dương Dũng, hội viên nông dân là người dân tộc thiểu số, xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ.
Phát huy vai trò của Hội Nông dân về chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho cán bộ, hội viên nông dân, nhất là hội viên nông dân đồng bào dân tộc theo quy định của pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức, thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững; tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẩu và đô thị văn minh. Hội còn bảo lãnh tín chấp cho cán bộ, hội viên nông dân người dân tộc vay từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển kinh tế gia đình. Hội Nông dân thành phố phối hợp với ngành Khuyến nông, Bảo vệ thực vật cùng cấp tổ chức tư vấn, tập huấn và hướng dẫn khoa học, kỹ thuật về chăm sóc lúa, hoa màu và vườn cây ăn trái cho 84.560 lượt hội viên nông dân tham dự (trong đó có trên 25.000 lượt hội viên nông dân là dân tộc tham gia tập huấn); cùng với Ban Dân tộc khảo sát 19 hộ trong đồng bào dân tộc thiểu số có mô hình giảm nghèo tiêu biểu, kinh tế ổn định như: mua bán nhỏ, sản xuất, trồng rau màu và chăn nuôi… giúp các hộ đồng bào dân tộc thiểu số làm kinh tế thoát nghèo. Điển hình hộ ông Đào Sóc ở xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, với mô hình nuôi cá, trồng lúa đạt danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương (thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm) và còn có nhiều hộ tiêu biểu đạt danh hiệu Nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi cấp thành phố (thu nhập trên 500 triệu đồng/năm). Từ những mô hình hiệu quả, giúp hội viên nông dân thoát nghèo và nhân rộng mô hình trên địa bàn thành phố.
Thời gian tới, Hội Nông dân thành phố tiếp tục phối hợp với các sở, ban ngành thành phố, đặc biệt là Ban Dân tộc thành phố phối hợp tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về dân tộc; tăng cường công tác rà soát nắm tình hình tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, hội viên nông dân là đồng bào dân tộc, từng bước tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Cần Thơ; quan tâm chăm lo đời sống, vật chất, tinh thần, hỗ trợ xây dựng nhà “Mái ấm nông dân” cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn; phối hợp thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số; đồng thời động viên đồng bào dân tộc tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, đô thị băn minh; đoàn kết với đồng bào dân tộc và cộng đồng dân cư, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Phú Dũng
Hội Nông dân thành phố Cần Thơ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *