Hoạt động của hội

Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổng kết dự án Quỹ toàn cầu phòng chống lao năm 2022

Trung ương Hội Nông dân Việt Nam do ông Lê Anh Dũng, UVBTV, Trưởng Ban Xã hội kiêm Giám đốc Dự án Quỹ toàn cầu phòng chống lao, chủ trì hội nghị tổng kết dự án năm 2022 tại thành phố Cần Thơ vào ngày 13/12 (ảnh). Tham dự hội nghị có 70 đại biểu là lãnh đạo Hội Nông dân 17 tỉnh, thành thuộc 3 miền Bắc, Trung, Nam.
Theo đó, năm 2022, dự án tiếp tục duy trì hoạt động 51 mô hình “Nông dân phòng chống lao” cấp huyện tại 17 tỉnh, thành Hội. Mô hình “Nông dân phòng chống lao” là mô hình rất phù hợp với đặc điểm của nông dân cũng như thế mạnh của Hội, đã và đang phát huy hiệu quả trong phát hiện lao sớm, cắt đứt nguồn lây lao trong cộng đồng và huy động cộng đồng cùng chung tay ngăn chặn bệnh lao; giúp cộng đồng xóa kì thị, bệnh nhân có được thêm nhận thức vượt qua mặc cảm bản thân, có điều kiện để phát triển kinh tế ổn định cuộc sống tạo điều kiện cho bệnh nhận yên tâm điều trị. Trên 5.240 cán bộ, hội viên nông dân của 51 mô hình đã tổ chức thực hiện 27.000 lượt thăm hỏi, hỗ trợ điều trị tại nhà cho 2.005 bệnh nhân lao; đồng thời tư vấn hỗ trợ cho 102.420 người về các kiến thức về phòng chống lao; vận động 12.745 người có dấu hiệu nghi mắc lao đi khám; phát hiện 1.978 người mắc lao, 50 người mắc lao đồng nhiễm HIV, 69 người mắc lao kháng thuốc.
330 mô hình “Quản lý lao tiềm ẩn” cấp xã được triển khai năm thứ 3 tại 11 tỉnh, thành Hội đạt nhiều kết quả tích cực. Người nhà bệnh nhân lao và các đối tượng nguy cơ cao nhiễm lao được tuyền truyền phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức về lao tiềm ẩn; chủ động tham gia khám sàng lọc và điều trị lao tiềm ẩn, ngăn ngừa nguy cơ tiến triển thành bệnh lao. Hơn 3.560 cán bộ đến thăm và khuyến khích người nhà tiếp xúc bệnh nhân lao tham gia khám sàng lọc lao tiềm ẩn; qua đó vận động được 8.290 người có nguy cơ cao đi khám và xét nghiệm lao tiềm ẩn, phát hiện 2.50 người nhiễm lao tiềm ẩn, động viên 2.323 bênh nhân lao tiềm ẩn đăng ký điều trị, hỗ trợ 1.370 trường hợp điều trị thành công tiềm ẩn….
Dự án đã triển khai thực hiện mô hình “ứng dụng M-Health trong hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân lao” trên 10 huyện tại 4 tỉnh Hội gồm Thái Bình, Quảng Bình, Phú Thọ và Quảng Nam. Các mô hình nói trên đã và đang phát huy hiệu quả trong phát hiện lao sớm, cắt đứt nguồn lây lao trong cộng đồng và huy động cộng đồng cùng chung tay ngăn chặn bệnh lao. Qua đó, giúp cộng đồng xóa kì thị, bệnh nhân có được thêm nhận thức vượt qua mặc cảm bản thân, yên tâm điều trị, ổn định cuộc sống.
Trong năm 2022, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam hỗ trợ cho 1.248 hộ gia đình có bệnh nhân mắc lao được vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh với số tiền trên 25 tỷ đồng; tặng 390 phần quà trong các dịp lễ, Tết trị giá 260 triệu đồng cho các gia đình bệnh nhân lao có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ xây dựng 30 nhà tình thương cho bệnh nhân lao thuộc hộ nghèo..
Năm 2023, Ban quản lý dự án tiếp tục phối hợp ngành Y tế duy trì và mở rộng mô hình Phòng chống lao; tăng cường các hoạt động tuyên truyền trong nông thôn để người dân nâng cao ý thức phòng chống bệnh lao; vận động nông dân có nguy cơ mắc lao đi khám và chữa bệnh lao đúng phác đồ điều trị.
Trần Thị Diệu Thanh
Hội Nông dân thành phố

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *