Hoạt động của hội

Tập huấn nâng cao nghiệp vụ trợ giúp pháp lý

Ông Lê Văn Hận, Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thành phố Cần Thơ, báo cáo chuyên đề Kỹ năng rà soát, phát hiện người thuộc diện được trợ giúp pháp lý.

Trợ giúp pháp lý đây là một chính sách bảo đảm quyền con người, quyền công dân và là một bộ phận tổng thể các chính sách xóa đói, giảm nghèo, đền ơn, đáp nghĩa, chính sách dân tộc và ưu đãi xã hội của Đảng, Nhà nước ta. Đồng thời cũng là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình bình đẳng trước pháp luật.
Ngày 31/8/2023, tại Hội trường Đoàn 30, Số 80, đường Nguyễn Trãi, phường An Hội, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, Hội đồng phối hợp liên nghành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao nghiệp vụ trợ giúp pháp lý, cho các đối tượng là thành viên và tổ giúp việc Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng thành phố; cán bộ cơ quan tiến hành tố tụng cấp thành phố, quận, huyện (cơ quan cảnh sát điều tra; Viện kiểm soát nhân dân; Tòa án nhân dân) và cán bộ Trại tạm giam; Nhà tạm giữ; Văn phòng Quân khu 9; Phòng Tư pháp các quận, huyện; Công chức tư pháp – Hộ tịch xã, phường, thị trấn; Đoàn Luật sự, Hội Liên hiệp phụ nữ; Hội Nông dân, Hội Cưu chiến binh, Ban Dân tộc và Hội người khuyết tật thành phố…Có trên 200 đại biểu tham dự.
Tại Hội nghị đại biểu được nghe 3 chuyên đề: về: Kỹ năng rà soát, phát hiện người thuộc diện được trợ giúp pháp lý; Trách nhiệm của cơ quan cảnh sát điều tra và cơ sở giam giữ trong việc bảo đảm quyền bào chữa, quyền bảo vệ cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý trong vụ án hình sự. (Theo Thông tư số 46/2019/TT-BCA ngày 10 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 liên quan đến bảo đảm quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩu cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã, người bị tạm giữ, bị can; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố); Vai trò, trách nhiệm của Tòa án khi phát hiện người thuộc diện Trợ giúp pháp lý; trách nhiệm thông tin cho Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước trong quá trình giải quyết vụ án (dân sự, hình sự, hành chính …).
Kết quả tập huấn nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng; cán bộ cơ quan tiến hành tố tụng cấp thành phố, quận, huyện và cán bộ Trại tạm giam; Nhà tạm giữ; Phòng Tư pháp các quận, huyện; Công chức tư pháp – Hộ tịch xã, phường, thị trấn; đặc biệt là các Hội đoàn thể trong đó có Hội Nông dân thành phố được nâng cao trình độ, có cơ sở pháp lý và kiến thức pháp luật về lĩnh vực trợ giúp pháp lý cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý theo Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 có 14 nhóm đối tượng được trợ giúp pháp lý gồm: Người có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; trẻ em; người Dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo; Người thuộc một trong cách trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính như: Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng,. con của Liệt sĩ và người có congh6 nuoi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; Người nhiễm chất độc da cam; người cao tuổi; người khuyết tật; Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự; nạn nhân trong vụ việc bao lực gia đình; nạn nhân của hành vi mua bán ngươi theo quy định của Luật Phòng chống mua bán người; Người nhiễm HIV. Đăc biệt là giúp Hội Nông dân thành phố thông qua công tác phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý miễn phí cho cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn thành phố trong thời gian tới.
Phú Dũng
Hội Nông dân thành phố

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *