Những loại sâu hại thường thấy xuất hiện trên cây bông vải là sâu xanh, sâu xanh da láng, sâu hồng, sâu đo, sâu loang, rầy xanh, rệp, bọ trĩ, nhện đỏ. Chúng xuất hiện với mật số rất cao, gối lứa liên tục.
Mỗi vụ bông thường phun từ 15-20 lần thuốc hóa học. Hiệu quả kinh tế trồng bông thấp, đồng thời làm phá vỡ cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường. Một nhóm nghiên cứu đã đề xuất Biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây bông vải nhằm khống chế sâu hại. Các biện pháp được áp dụng là:
– Không dùng thuốc hóa học vào đầu và giữa vụ bông để bảo vệ và làm phong phú quần thể thiên địch kiềm chế sâu hại. Chỉ phun 1-2 lần thuốc vào cuối vụ khi cần thiết để trừ rầy xanh, bảo vệ bộ lá cho cây trồng ở giai đoạn cuối. Kết quả cho thấy một số loài thiên địch chính: nhện, ong mắt đỏ, ong mắt vàng, bọ rùa, bọ xít ăn thịt,… hoạt động mạnh quanh năm, chúng có thể khống chế được sâu hại, nhất là sâu xanh. Sâu xanh bị thiên địch khống chế từ 20-80%.
– Chuyển vụ bông từ mùa khô sang mùa ma. Chọn thời điểm trồng bông sớm (trong tháng 7) sau cây một vụ hoặc gối vụ một để tránh né sâu hại.
– Trồng giống bông kháng rầy trung bình (L18, VN20) có xử lý hạt giống bằng thuốc nội hấp Imidachloprid có thể bảo vệ được cây bông không bị rầy hại từ 80-90 ngày trong vụ mùa, chất lượng và tỷ lệ xơ cao hơn giống kháng rầy cao (Bioseed 7). Sử dụng cây bông lai F1 có khả năng phục hồi tốt sau giai đoạn bị sâu hại.
– Hạn chế sử dụng thuốc hóa học bằng cách áp dụng IPM trên bông.
– Xử lý hạt giống để trừ sâu hồng, tuyệt đối không để cây bông lu trên đồng ruộng. Nếu thấy xuất hiện sâu hồng cuối vụ có thể phun 1-2 lần thuốc hóa học kết hợp với trừ rầy.
– Luân, xen canh bông với những cây trồng khác góp phần làm phong phú hóa quần thể thiên địch có tác dụng kiềm chế sâu hại.
– Xử lý chất điều tiết sinh trưởng, tăng tính kháng rầy của cây bông. Khi phun lên lá hợp chất VCC và KNO3 mức độ kháng rầy và kháng hạn của cây bông cao hơn không xử lý.
Biện pháp phòng trừ một số địch hại quan trọng
Sâu xanh (Helicoverpa armigera): Chỉ khống chế dịch hại bằng ký sinh và thiên địch, tuyệt đối không dùng thuốc hóa học nào để trừ sâu xanh.
Rầy xanh (Amrasca devastans): Sử dụng giống kháng trung bình, phối hợp xử lý hạt giống bằng thuốc nội hấp (Imidachloprid), phun 1-2 lần thuốc hóa học vào cuối vụ khi cần thiết.
Rệp bông (Aphis gossypii): Rệp có mặt trên suốt vụ bông không thành dịch, là nguồn thức ăn cho các loài thiên địch trên đồng ruộng. Không cần xử lý thuốc hóa học trừ rệp, trừ những vùng bông có bệnh xanh lùn sẽ phải có biện pháp phòng trừ rệp khác.
Sâu đo (Anomis flava): không là dịch hại, nguồn thức ăn phong phú cho thiên địch, không cần phải xử lý thuốc hóa học.
Sâu hồng (Pectinophora gossypiella): Xử lý hạt giống bằng thuốc hóa học, loại triệt để cây bông lu từ vụ trước.
Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua), bọ trĩ (Thrips tabaci): Không là dịch hại.
Với việc áp dụng các biện pháp tổng hợp trên, những dịch hại nghiêm trọng nh rầy xanh, sâu xanh không còn là mối đe dọa cho ngành sản xuất bông, đồng thời giảm số lần phun thuốc hóa học từ 15-20 lần xuống còn 0-2 lần/vụ, trồng bông không còn gây ô nhiễm, năng suất bông đạt bình quân từ 5-6 tạ lên 11-12 tạ/ha, nông dân sản xuất có lãi. Chấm dứt hẳn dùng thuốc hóa học ở giai đoạn đầu và giữa vụ bông, bảo vệ được quần thể thiên địch, lập lại được sự cân bằng sinh thái gần với tự nhiên, kìm hãm sâu hại bông trên diện rộng.
Tiến bộ kỹ thuật cho định hướng IPM:
Theo nhận định của nhóm nghiên cứu, năng suất bông còn thấp không phải do dịch hại như trước đây mà do đất mất cân bằng sinh thái, dinh dưỡng trong đất trở nên nghèo nàn, nguồn bệnh trong đất ngày một gia tăng do nhiều năm bón đơn thuần phân hóa học và dùng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật. Phải có chơng trình phục hồi lại đời sống và sự cân bằng dinh dưỡng và vi sinh vật đất mới có thể đa năng suất cây trồng lên và giảm bớt rủi ro do sâu bệnh gây ra. Những nhân tố kỹ thuật cần được áp dụng:
Sử dụng giống bông kháng rầy có gen Bt kháng sâu. Luân canh bông với lúa, áp dụng kỹ thuật không làm đất để có thể gieo bông thật sớm sau lũ ở đồng bằng sông Cửu Long. Sử dụng giống ngắn ngày với mật độ cao. Áp dụng kỹ thuật tới tràn hoặc phủ màng để ngăn chặn sâu hại làm nhộng trong đất như bọ trĩ. Sử dụng phân sinh học và kỹ thuật phủ rác để phục hồi hữu cơ cho đất, phục hồi quần thể vi sinh vật đất, đem lại sự cân bằng sinh thái góp phần làm giảm sâu bệnh và tăng năng suất cây trồng. Trong trường hợp dùng giống bông có gen Bt kháng sâu miệng nhai, không nên dùng quá nhiều thuốc hóa học để trừ sâu chích hút sẽ phá vỡ cân bằng sinh thái làm dịch hại mới sẽ bùng phát.