Ngày 25/12 đến ngày 27/12/2023, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023-2028 được tổ chức trọng thể tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình, thủ đô Hà Nội, với 996 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 9,1 triệu nông dân Việt Nam (ảnh).
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023-2028 vừa diễn ra thành công tốt đẹp. Một nhiệm kỳ mới mở ra, nhưng chuyện nông dân thoát nghèo, vượt khó, làm giàu vẫn là chuyện thời sự. Tại các nước phát triển, tầng lớp tiểu nông ngày càng ít, thay thế bằng chủ trang trại được tổ chức theo mô hình doanh nghiệp nông nghiệp. Yêu cầu khắc nghiệt của thương trường vượt khỏi không gian ruộng đồng, đòi hỏi người nông dân Việt Nam, người làm nông nghiệp phải chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp từ “làm ra nhiều nông sản” sang “làm ra nhiều giá trị từ nông sản”, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Cư dân nông thôn cùng với nông dân mới, phải thật sự là chủ thể, trung tâm và được hưởng lợi chính từ thành quả của các hoạt động phát triển nông thôn.
Tham luận tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, Đoàn đại biểu Hội Nông dân thành phố Cần Thơ cho biết, “phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu” và “Chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm” mà Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị đã khẳng định: “Phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ Tổ quốc; là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các ngành, các cấp”. “Chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm trong việc chủ động, tích cực tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thực hiện chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu khách quan, là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội”.
Với đặc trưng của thành phố Cần Thơ là 1 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương, với diện tích đất sản xuất nông nghiệp 115.000 ha, số hộ nông nghiệp 91.472 hộ. Trong nhiệm kỳ qua, tiếp thu các Nghị quyết của Trung ương Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ VII, Hội Nông dân Việt Nam, nhiệm kỳ 2018-2023 và các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; Nghị quyết của Thành ủy, Kế hoạch của UBND thành phố Cần Thơ về ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp; Ban Thường vụ Hội Nông dân thành phố đã phối hợp các sở, ngành thành phố, các viện, trường đại học, doanh nghiệp, hợp tác xã có liên quan cụ thể hóa thành các Chương trình, kế hoạch “ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp” triển khai mạnh mẽ trong hệ thống Hội và hội viên nông dân thành phố bằng nhiều hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức, hỗ trợ xây dựng mô hình, cho trên 01 triệu lượt hội viên nông dân tham dự, trong đó tuyên truyền về “ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp” trên 500 ngàn lượt hội viên nông dân tham dự. Giúp hội viên nông dân nâng cao kiến thức về chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hoạt động của Hội; biết được ý nghĩa, tầm quan trọng của khoa học, công nghệ, kinh tế số được ứng dụng trong nông nghiệp qua công nghệ số, mã vạch, người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn chất lượng nông sản bày bán tại các siêu thị. Công nghệ số tạo dựng niềm tin người tiêu dùng và góp phần xây dựng các chuỗi giá trị nông sản.
Nông dân thành phố Cần Thơ đã xây dựng được một số mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số hiệu quả, đã xây dựng mới 366 mô hình sản xuất ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật thông qua việc xây dựng các mô hình kinh tế tập thể và nhân rộng một số mô hình có hiệu quả hiện có như mô hình sử dụng hệ thống tưới tự động của ông Cao Phát Triển (quận Ô Môn) đã được nhân rộng các quận, huyện trên địa bàn thành phố Cần Thơ, các tỉnh phía nam như An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bình Dương và một số tỉnh phía Bắc; mô hình trồng rau thủy canh kết hợp của ông Nguyễn Văn Phong (quận Bình Thủy), mô hình nuôi cá bè kết hợp du lịch và chế biến sản phẩm từ cá của ông Lý Văn Bon (quận Bình Thủy), mô hình trồng thanh nhãn của ông Lâm Văn Tính (huyện Cờ Đỏ) có giá trị kinh tế cao; mô hình nông nghiệp sinh thái của ông Trần Văn Liềng (huyện Phong Điền), mô hình du lịch sinh thái của ông Đặng Văn Công (Ba Cóng) quận Bình Thủy được nhiều du khách nước ngoài đến tham quan…. đã hỗ trợ hội viên, nông dân xây dựng 4.877 nhãn hiệu hàng hóa nông sản được cấp văn bằng bảo hộ, trong đó có 35 nhãn hiệu tập thể và 2 nhãn hiệu chứng nhận. Xây dựng các chuỗi giá trị nông sản trên lúa gạo, ổi ruột hồng, sầu riêng,… góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị nông sản, từng bước xây dựng thương hiệu nông sản Cần Thơ, giới thiệu đến người tiêu dùng.
Phối hợp thực hiện dự án Phát triển nhãn hiệu Sầu riêng Tân Thới, huyện Phong Điền và nhãn hiệu gạo sạch Thạnh Đạt, xã Thạnh Quới, huyện Vĩnh Thạnh, góp phần quảng bá, giới thiệu và cung cấp sản phẩm chất lượng đến tay người tiêu dùng. Xây dựng Mô hình trồng rau an toàn kết hợp dịch vụ trải nghiệm, ẩm thực tại Cần Thơ pham, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ là mô hình nông trại khép kín, với diện tích khoảng 8.000m2 sản xuất các mặt hàng rau sạch, sản xuất nhiều chủng loại rau trong nhà lưới, ứng dụng công nghệ tưới phun tự động tiết kiệm nước kết hợp tham quan trãi nghiệm và dịch vụ ẩm thực. Trong trang trại có khoảng 2.000m2 trồng dưa lưới, Trang trại còn có mô hình dịch vụ “vườn rau nhà tôi”, khách tham quan có thể đặt mua 1-2 lô, mỗi lô 1m2 để trồng loại rau mình thích, khách có thể nhờ nhân viên chăm sóc, đến khi thu hoạch mang về. Dự kiến mô hình sẽ nhân rộng tại quận Bình Thủy và các quận Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt. Mô hình điều khiển hệ thống tưới nước, phun thuốc bảo vệ thực vật tự động trên vườn cây ăn trái; Mô hình của nông dân Cao Phát Triển, phường Thới An, quận Ô Môn ứng dụng công nghệ viễn thông, lắp đặt hế thống tưới, phun thuốc cho vườn cây ăn trái điều khiển từ xa bằng điện thoại smartphone… Góp phần thay thế phần lớn lượng nhân công, rút ngắn thời gian tưới, giảm chi phí trong sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế cho nông hộ và xã hội. Với diện tích 1 ha, sau khi lắp đặt hệ thống tưới, mỗi lần tưới khoảng 10 phút, mất chưa tới 10.000 đồng chi phí tiền điện, tiết kiệm chi phí so với việc sử dụng máy phun. Thấy được hiệu quả kinh tế từ mô hình, hơn 500 hội viên nông dân sản xuất rau màu, cây ăn trái của thành phố Cần Thơ và các tỉnh phía Nam như Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Tiền Giang, Bạc Liêu, Bình Dương và một số tỉnh phía Bắc ứng dụng công nghệ viễn thông với diện tích sản xuất hơn 1.500 ha.…mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho nông hộ. Mô hình ứng dụng máy bay điều khiển từ xa để phun thuốc bảo vệ thực vật; Thời gian máy bay hoạt động phun thuốc với diện tích 01 ha khoảng 5-7 phút, một máy bay hoạt động nhanh gấp 20 lần công lao động. Giúp nông dân giảm chi phí, hạn chế ngộ độc do thuốc bảo vệ thực vật. Ứng dụng này đã có nhiều nông dân thành phố Cần Thơ và các tỉnh lận cận như: Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, An Giang và Đồng Tháp áp dụng trên hàng trăm ha đất, tiêu biểu như: Ông Nguyễn Ngọc Huấn (Hợp tác xã Khiết Tâm, huyện Vĩnh Thạnh), Ông Nguyễn Văn Dũng (Hợp tác xã Tiến Dũng, huyện Cờ Đỏ), Ông Dương Văn Siêu (Hợp tác xã Đông Thắng, huyện Thới Lai), với diện tích trên 100 ha. Mô hình ngân hàng điện tử. Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân thành phố đã vận động nhiều cán bộ, hội viên nông dân sử dụng ngân hàng điện tử phục vụ đời sống, sản xuất kinh doanh như: cài áp ngân hàng điện tử trên điện thoại để thực hiện giao dịch trực tuyến, không cần đến trực tiếp ngân hàng như trả tiền điện, tiền nước sinh hoạt gia đình, mua bán sản phẩm của các hội viên nông dân và hàng trăm cơ sở sản xuất, kinh doanh của nông dân thực hiện dịch vụ này. Hiện nay, tất cả cán bộ chi Hội, tổ tiết kiệm vay vốn tham gia giao dịch tại ngân hàng Chính sách xã hội thành phố hàng tháng qua áp. Tiện ích là giúp cho việc mua bán và giao dịch thuận lợi, tiết kiệm thời gian, công lao động. Đây là việc ứng dụng chuyển đổi số đồng loạt trong hệ thống Hội và hội viên nông dân thành phố Cần Thơ.
Mô hình quảng bá, kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm thông qua ứng dụng chuyển đổi số. Nhiều nông dân đã ứng dụng công nghệ số để phục vụ cho việc quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm nông sản được thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả trên các sàn thương mại điện tử như: chợ nông sản Cần Thơ, Phót mát, Võ sò, Sen đô,… Đối với cổng thông tin điện tử chợ nông sản Cần Thơ, mỗi sản phẩm được giới thiệu sẽ được cấp mã quy R để thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Thông qua việc kiểm tra mã QR người tiêu dùng sẽ kiểm tra được xuất xứ nguồn gốc của sản phẩm và tránh được việc mua nhầm hàng nhái, hàng kém chất lượng,…. Qua hoạt động trên hệ thống trên, đã giúp hội viên, nông dân quảng bá và tiêu thụ sản phẩm thuận lợi và được nhiều khách hàng ở nhiều nơi biết đến sản phẩm.
Nguyễn Văn Út
Hội Nông dân thành phố
