Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là khâu quan trọng trong công tác cán bộ, giúp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Thời gian qua, Hội Nông dân các cấp trên địa bàn huyện Thới Lai tham mưu cấp ủy xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, quan tâm ưu tiên cử cán bộ đã được quy hoạch đi đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng về lý luận chính trị nhằm nâng cao trình độ nhận thức và năng lực cho đội ngũ cán bộ đáp ứng cho yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đến nay, Hội đưa đi đào tạo tổng số 712 lượt đồng chí, trong đó Huyện Hội cử 16 đồng chí cán bộ dự lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Hội do Trung ương tổ chức, đạt 100% chỉ tiêu chiêu sinh; cử 131 lượt đồng chí cán bộ là Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên Ban Thường vụ huyện và cơ sở, chi Hội dự tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội do Thành Hội tổ chức, đạt 102% chỉ tiêu chiêu sinh. Hội còn phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị tổ chức mở 3 lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội cho 558 lượt cán bộ là Phó Chủ tịch, Uỷ viên Ban Thường vụ, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nông dân cơ sở và cán bộ chi, tổ Hội, đạt 103,17% chỉ tiêu so với Nghị quyết; cử 7 đồng chí là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội các xã, thị trấn học lớp Đại học và Trung cấp lý luận chính trị – hành chính.
Nhìn chung, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội hằng năm luôn được các cấp Hội quan tâm nên chất lượng đội ngũ cán bộ Hội các cấp từng bước đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ không ngừng được tăng cường, nhất là cán bộ cơ sở là Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên Ban Thường vụ. Tuy nhiên, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ còn bộc lộ những hạn chế nhất định như: Một số cán bộ Hội lớn tuổi ngại tham gia học tập; một số cán bộ trẻ chưa tự giác học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, còn chờ quy hoạch để được của đi học; phụ thuộc vào cấp ủy cùng cấp. Công tác bồi dưỡng còn nặng về lý thuyết; chưa kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa tiếp thu kiến thức với việc vận dụng kiến thức vào hoạt động thực tiễn, nhất là đào tạo kỹ năng nghiệp vụ. Cơ cấu học viên đa dạng: lớn tuổi, trình độ khác nhau, từ đó trình độ tiếp thu cũng có phần hạn chế, ảnh hướng đến chất lượng khóa bồi dưỡng. Một số cán bộ Hội, nhất là ở cơ sở và chi, tổ Hội tham gia tập huấn chưa đều, chưa nghiêm túc.
Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội các cấp có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, gắn bó mật thiết với nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới, Hội Nông dân huyện đề xuất là phải quán triệt đầy đủ, sâu sắc về vai trò, vị trí và các quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu, yêu cầu của Đảng về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Tham mưu, phối hợp chặc chẽ giữa cấp ủy các cấp; cơ sở đào tạo; cơ quan quản lý, để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cũng như cấp nhật kiến thức mới. Mỗi cán bộ Hội viên cần phải rèn luyện ý thức tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất và năng lực. Các cấp Hội tăng cường tuyền truyền, phải làm cho mỗi cán bộ, hội viên nhận thức và thấm nhuần tư tưởng về học tập suốt đời, học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, gắn học tập với rèn luyện phẩm chất đạo đức, tư cách, lối sống, mỗi cán bộ hội viên xác định học tập là nhu cầu tự thân để phục vụ công việc. Ngoài ra, Hội kiến nghị cần nâng mức hỗ trợ đối với học viên tham gia tập huấn, bồi dưỡng.
Nguyễn Quốc Hùng
Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thới Lai