Quận Ô Môn Trồng trọt

GS. Trần Văn Giàu – người sáng lập những ngành khoa học xã hội hiện đại

Một chiều tháng 8 năm 2009, tôi chạm cửa tư gia GS. Trần Văn Giàu tại đường Lý Thường Kiệt, phường 15, quận 11, TP HCM.

Khi đó, cụ là vị giáo sư duy nhất còn lại trong đội ngũ các bậc “sư biểu” của nền giáo dục cách mạng Việt Nam ban đầu, được phong hàm năm 1956.
 

Không hổ danh là rể gia đình Đỗ Tường

GS. Trần Văn Giàu đang nằm nghỉ. Được diện kiến cụ, nhân vật lịch sử tôi ngưỡng mộ từ lâu. Người Nam Bộ vốn có thói quen gọi tên thân mật theo thứ tự, cụ Trần Văn Giàu được gọi bằng cái tên thân thuộc: anh Sáu, bác Sáu. Có nhiều bác Sáu nổi tiếng, nhưng chỉ một người danh tiếng đã gần như trở thành huyền thoại của “Thành đồng Tổ quốc” mà mọi người vẫn gọi thật rõ danh tánh là cụ Sáu Giàu.
 

Một khoảng lặng bao trùm, tôi nhìn quanh phòng, bàn thờ cụ bà Trần Văn Giàu (nhũ danh Đỗ Thị Đạo) hư ảo trong ánh chiều tà. Vậy là cụ bà nhẹ bước rời cõi trần ở tuổi 95 đã được bốn năm. Hai cụ cùng sinh năm 1911, là năm diễn ra Cách mạng Tân Hợi – Trung Hoa, cũng là khi người thanh niên Nguyễn Tất Thành rời Bến cảng Nhà Rồng để sang nước Pháp tìm phương cứu nước.
 

Sinh ngày Rằm tháng Bảy năm Tân Hợi (6/9/1911), quê gốc ở xã An Lạc Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tân An (nay là tỉnh Long An), xuất thân trong một gia đình đại điền chủ, ruộng đồng cò bay thẳng cánh, lại có truyền thống đấu tranh yêu nước, năm 15 tuổi, Trần Văn Giàu lên Sài Gòn học, năm sau tham gia biểu tình để tang nhà ái quốc Phan Châu Trinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *