Giới thiệu

Chức năng nhiệm vụ

CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC HỘI NÔNG DÂN TP. CẦN THƠ

I. Chức năng, nhiệm vụ  của cơ quan Hội Nông dân TP Cần Thơ:

1. Chức năng:

Cơ quan Hội Nông dân thành phố Cần Thơ là cơ quan chuyên trách của Ban Chấp hành Hội Nông dân thành phố, có chức năng tham mưu giúp việc cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Nông dân thành phố trong lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng và tổ chức các hoạt động của Hội theo Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam; tham mưu cho Thành uỷ, Ban Thường vụ Thành uỷ về việc lãnh đạo tổ chức Hội và phong trào nông dân thành phố.

          2. Nhiệm vụ:

          – Giúp Ban Chấp hành Hội Nông dân thành phố điều hành, giải quyết công việc hàng ngày.

          – Nghiên cứu, tham mưu cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Nông dân thành phố về chủ trương, nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác của Hội, phong trào nông dân tại địa phương; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội theo quy định của Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam và các nhiệm vụ do cấp uỷ địa phương giao.

          – Tham gia xây dựng, tuyên truyền, giám sát, tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan đến nông dân. Tham gia giám sát và phản biện xã hội theo quy chế; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân.

          – Hướng dẫn, kiểm tra các cấp Hội ở địa phương trong việc thực hiện Điều lệ, Nghị quyết Đại hội, Nghị quyết Ban Chấp hành, chương trình, kế hoạch công tác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Hội Nông dân thành phố.

          – Tập hợp, đề xuất với Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Hội Nông dân thành phố những tâm tư, nguyện vọng của hội viên, nông dân, kịp thời phản ánh với Thành uỷ, UBND thành phố để có chủ trương, biện pháp giải quyết.

          – Xây dựng, củng cố tổ chức Hội vững mạnh; chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ Hội các cấp. Xây dựng quản lý cơ sở vật chất và các nguồn tài chính bảo đảm điều kiện hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Nông dân thành phố.

          – Tham mưu trong việc quản lý nhân sự, thực hiện chính sách đối với cán bộ, hội viên theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam.

II. Chức năng, nhiệm vụ của các ban chuyên môn:

1. Văn phòng

1.1.Chức năng:

– Tham mưu giúp Ban Chấp hành, trực tiếp là Ban Thường vụ, Thủ trưởng cơ quan Hội Nông dân thành phổ tổ chức điều hành công việc lãnh đạo, chỉ đạo. Thông tin, tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực và Thủ trưởng cơ quan Hội Nông dân thành phố. Tham mưu và tổ chức thực hiện về công tác thi đua – khen thưởng.

– Phục vụ các hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực và Thủ trưởng cơ quan Hội Nông dân thành phố.

– Quản lý tài sản, tài chính, đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động của lãnh đạo cơ quan và các ban, đơn vị trực thuộc.

1.2. Nhiệm vụ:

Tham mưu công tác thông tin, tổng hợp phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo; công tác văn thư – lưu trữ; công tác thi đua, khen thưởng. Soạn thảo, thẩm định nội dung, thể thức các loại văn bản trước khi trình ký và phát hành; tổ chức in, sao và phát hành văn bản.

– Tham mưu cho Ban Thường vụ, Ban Chấp hành tổ chức các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế.

– Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác và các công việc cụ thể theo sự chỉ đạo, điều hành của Thường trực Hội Nông dân thành phố.

– Hướng dẫn và theo dõi việc thực hiện quy chế làm việc của cơ quan.

– Quản lý toàn bộ cơ sở vật chất của cơ quan; bảo đảm kinh phí và các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của Ban Thường vụ, Thường trực, Thủ trưởng cơ quan và hoạt động thường xuyên của các ban, đơn vị thuộc Hội Nông dân thành phố theo quy định.

– Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Ban Thường vụ và Thường trực Hội Nông dân thành phố.

2. Ban Xây dựng Hội

2.1. Chức năng:

– Tham mưu, giúp việc Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thủ trưởng cơ quan Hội Nông dân thành phố về công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, hội viên nông dân; công tác tổ chức bộ máy và cán bộ cơ quan; xây dựng, củng cố hệ thống tổ chức Hội các cấp; công tác bảo vệ chính trị nội bộ; công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong hệ thống Hội.

– Tham mưu, giúp việc Ban Thường vụ về công tác trợ giúp pháp lý, công tác giám sát và phản biện xã hội; tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của hội viên, nông dân.

– Tham mưu các nội dung, giải pháp về công tác quốc phòng – an ninh; công tác dân tộc, tôn giáo.

2.2. Nhiệm vụ:

Tham mưu, giúp việc Đảng đoàn, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thủ trưởng cơ qụan về công tác tổ chức bộ máy và cán bộ như: Tuyển chọn, bố trí, sắp xếp, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, đánh giá, đề bạt, quản lý cán bộ; hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ và thực hiện quản lý hồ sơ cán bộ; thực hiện cảc chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức và người lao động cơ quan.

– Tham mưu xây dựng, củng cố hệ thống tổ chức Hội các cấp; xây dựng chi Hội nông dân nghề nghiệp, tổ Hội nông dân nghề nghiệp; phát triển, quản lý và nâng cao chất lượng hội viên; nâng cao chất lượng đội ngũ cản bộ Hội Nông dân các cấp.

– Tham mưu công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành Điều lệ Hội, các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác của Hội.

– Tham mưu giải quyết đơn, thư, khiếu nại, tố cáo, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý nhăm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của cán bộ, hội viên, nông dân.

– Tham mưu nghiên cứu, quán triệt và tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, của Hội…; giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng, chính trị, tư tưởng, văn hóa và nắm bắt diễn biến tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, hội viên nông dân để tham mưu giải pháp kịp thời.

– Tham mưu các nội dung, giải pháp liên quan đến công tác quốc phòng – an ninh ở nông thôn, biên giới, biển đảo. Tham gia xây dựng thể trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân trên địa bàn nông thôn.

– Tham mưu cho Ban Thường vụ chỉ đạo, hướng dẫn và thực hiện các nội dung và giải pháp về công tác dân tộc, tôn giáo.

– Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trưomg, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tham gia ý kiến phản biện các văn bản dự thảo khi các cơ quan, tổ chức có thẩm quyên yêu câu, đê nghị.

– Phối hợp với các ban, đơn vị kiểm tra việc triển khai các chương trình, dự án của Hội theo quy định.

– Hướng dẫn và phối hợp thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội các cấp.

– Thực hiện công tác văn phòng của Đảng đoàn Hội Nông dân thành phố.

– Thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ; công tác quân sự cơ quan.

– Quản lý và phát triển Website của Hội Nông dân thành phố, phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông để giới thiệu các hoạt động của Hội, tuyên truyền các tập thể, cá nhân điển hình, các nhân tố mới, cách làm hay, sáng tạo và xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và cộng tác viên…

– Hướng dẫn thực hiện công tác văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao quần chúng trong cán bộ, hội viên nông dân.

– Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Ban Thường vụ và Thường trực Hội Nông dân thành phố.

3. Ban Kinh tế – Xã hội

3.1.Chức năng:

– Tham mưu cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ phát động và chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch tham gia phát triển kinh tế, xã hội gắn với công tác xây dựng tổ chức Hội.

– Để xuất, kiến nghị xây dựng cơ chế, chính sách về các lĩnh vực kinh tế – xã hội, dân số, gia đình; chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

– Tham mưu phối hợp và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phối họp với các sở, ban, ngành thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

3.2. Nhiệm vụ:

– Tham mưu cho Ban Thường vụ tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình phối họp với ủy ban nhân dân thành phố, với các sở, ban, ngành của thành phố để phát triển kinh tế nông nghiệp và các vấn đề xã hội ở nông thôn.

– Tham mưu, đề xuất với Ban Thường vụ và phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể để xây dựng các chương trình, kế hoạch, triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án về xã hội, dân số, gia đình như: Xóa đói, giảm nghèo, ngăn ngừa và phòng chống tệ nạn xã hội, bảo trợ xã hội, an sinh xã hội, bệnh xã hội, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, y tế, an toàn giao thông, an toàn thực phâm, an toàn lao động, phòng chống lao, giáo dục nâng cao nhận thức và bài trừ các hủ tục lạc hậu, các tệ nạn xã hội ở nông thôn…

– Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, tổ chức phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững; thực hiện chương trình, mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; tham gia đảm bảo quốc phòng – an ninh.

– Hướng dẫn xây dựng mô hình kinh tế nông nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác; tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.

– Xây dựng các mô hình công tác xã hội, dân số, gia đình, tổ chức các hoạt động truyền thông, tư vấn và dịch vụ hỗ trợ nông dân thuộc lĩnh vực xã hội, dân số, gia định.

– Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Ban Thường vụ, Thường trực Hội Nông dân thành phố.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *