Ngày nay, bệnh lao
không còn là một triệu chứng nan y nữa, nếu như chúng ta phát hiện sớm và tuân thủ
dùng thuốc đúng loại, đủ loại, đủ liều lượng, đúng thời gian điều trị thì bệnh
lao có thể chữa khỏi hoàn toàn. Để góp phần ngăn chặn, đẩy lùi bệnh lao đòi hỏi
công tác tuyên truyền, giáo dục phải được đẩy mạnh hơn nữa, đặc biệt là đội ngũ
tình nguyện viên, tuyên truyền viên phòng chống lao tại cộng đồng. Kết quả hoạt
động của Tổ phòng chống lao thuộc Hội Nông dân thành phố giai đoạn 2015-2017:
Sinh hoạt mô hình “Chi
hội Nông dân phát hiện sớm”. Tại 03 phường Châu Văn Liêm, phường Thới An quận Ô
Môn và phường Thốt Nốt quận Thốt Nốt với tổng số 12 kỳ sinh hoạt/mô hình, viết
12 tin, bài/mô hình và phát trên loa đài 36 lần/mô hình, Tổ chức đến thăm hỏi
36 cuộc/mô hình với tổng số 108 lượt người được thăm/ mô hình. Địa điểm tổ chức
sinh hoạt diễn ra tại các địa điểm như sau: Khu vực Thới Thuận, phường Thới An,
nhà Thông tin thuộc khu vực 5 phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn và khu vực Long
Thạnh II, phường Thốt Nốt, quận Thốt Nốt.
Nội dung sinh hoạt bao
gồm các nội dung sau: Bệnh lao là gì; bệnh lao lây như thế nào; nguồn lây lang
của bệnh lao; vai trò của truyền thông viên trong mô hình phòng chống lao;
không tuân thủ điều trị bệnh lao có tác hại gì; Tìm hiểu về bệnh lao kháng thuốc;
dự phòng bệnh lao cho trẻ em có tiếp xúc với người bị lao;Triệu chứng biểu hiện
của bệnh lao xương; Như thế nào là nhiễm lao và mắc bệnh lao; Có phải tất cả những
người hít phải vi trùng lao (Tức là bệnh lao) Điều mắc bệnh lao hay không; Vi
trùng lao xâm nhập vào cơ thể bằng đường nào; Trong cơ thể vi trùng lao hay gây
bệnh lao ở đâu nhất; Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lao phổi biểu hiện
như thế nào; Khi có dấu hiệu hay triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh lao cần phải làm
gì; cần làm xét nghiệm gì để phát hiện bệnh lao. Bệnh HIV/AIDS là gì; Những việc
cần làm để phòng ngừa bệnh lao; Hướng dẫn xác định, điều trị và phòng bệnh lao…
Các chỉ số thực hiện của
các mô hình “Chi hội Nông dân phát hiện sớm” như sau: Số người nghi mắc lao vận động đi khám là: 838 người. Số người được
tư vấn, hỗ trợ là: 3.105 người. Số người mắc lao chữa trị theo DOTS là: 182 người.
Số người mắc lao AFP(+) là: 147 người. Số
người mắc lao khác là: 38 người. Số
người mắc lao/HIV là: không người. Số
người mắc lao mới là: 127 người. Số người
mắc lao đa kháng thuốc là: 0 người. Số người tử vong do lao là: không người. Số người tử vong do lao/HIV là: không người.
Nhìn chung, đến thời điểm
cuối năm 2017 Tổ chống lao thành phố Cần Thơ đã hoàn thành kế hoạch đề ra, tổ
chức kiểm tra, giám sát các mô hình, chỉ đạo Ban quản lý các mô hình duy trì
sinh hoạt theo đúng định kỳ, đa dạng hóa các nội dung sinh hoạt, tuyên truyền,
đảm bảo số lượng thành viên tham gia, thông qua các buổi tập huấn đến các buổi
sinh hoạt tại các mô hình, nhìn chung các thành viên trong mô hình đã nắm và hiểu
rõ hơn về những tác hại của bệnh lao, các dấu hiệu nghi mắc lao cũng như các biện
pháp phòng chống bệnh lao, không những vậy các thành viên trong mô hình còn là
nồng cốt trong công tác tuyên truyền, qua nhiều hình thức tuyên truyền khác
nhau từ hệ thống loa đài của phường và quận, tuyên truyền đến tận người dân
trong khu vực, tất cả đều hướng đến mục tiêu làm giảm tỷ lệ bệnh lao trong cộng
đồng. Ngoài ra Tổ chống lao thành phố Cần Thơ, Ban quản lý các mô hình và các
thành viên trực tiếp đến nhà tư vấn hỗ trợ cho bệnh nhân lao và lao/ HIV để vững
tin hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng, xóa bỏ những kỳ thị phân biệt đối xử với
người bệnh lao, lao/ HIV, giúp đỡ các bệnh nhân để có cuộc sống tốt đẹp hơn, sống
có ích cho gia đình và xã hội. Ngoài ra Tổ chống lao thành phố Cần Thơ còn xây
dựng được một đội ngũ cán bộ tình nguyện viên, tuyên truyền viên rất nhiệt tình
luôn sẵn sàng với công việc tại địa phương, thường xuyên tổ chức các cuộc thăm
hỏi đến tận nhà những người mắc lao, dấu hiệu nghi mắc lao vận động đi khám,
xét nghiệm đờm nhằm phát hiện kịp thời và điều trị.